TÌM HIỂU BẢN VẼ XIN PHÉP XÂY DỰNG NHÀ PHỐ LÀ GÌ?

Xin phép xây dựng nhà ở hoặc sửa chữa, cải tạo luôn là công việc cần thiết mà bất cứ ai cũng phải làm ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, quá trình này lại mất khá nhiều thời gian cũng như người làm không nắm rõ thông tin dẫn đến các sai sót không đáng có, đặc biệt là bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố. Vậy đây là gì và nó có thực sự khác với bản vẽ thiết kế nhà ở? Tìm hiểu ngay câu trả lời bằng các thông tin dưới đây nhé.

ĐỊNH NGHĨA BẢN VẼ XIN PHÉP XÂY DỰNG NHÀ PHỐ LÀ GÌ?

bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố

Đây là loại bản vẽ mặt bằng vị trí thi công trên lô đất, thể hiện rõ vị trí của công trình và các thông tin cơ bản liên quan đến diện tích, chiều cao, mặt đứng, mặt cắt của công trình đó. Bản vẽ chính là phương tiện giúp Uỷ ban nhân dân xã, quận, huyện, thị xã,.. xem xét và cho ra quyết định cấp phép xây dựng công trình đó hay không.

Theo nghị định 64/2012 về việc cấp phép xây dựng, công trình ở tuyến phố tại đô thị chưa có quy hoạch chi tiết cần phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. Như vậy, bản vẽ xin giấy phép là cần thiết cho quá trình cấp phép thi công, xây dựng. Bản vẽ tuy cơ bản nhưng vẫn phải đảm bảo đủ thông tin để chính quyền dễ dàng hơn trong việc phê duyệt và cấp giấy phép.

BẢN VẼ XIN PHÉP XÂY DỰNG NHÀ PHỐ GỒM NHỮNG GÌ?

Để thể hiện toàn bộ các mặt bằng của ngôi nhà tương lai mà bạn chuẩn bị thi công, bản vẽ của bạn bắt buộc bao gồm những nội dung quan trọng sau

bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố

MẶT BẰNG

MẶT BẰNG TỔNG THỂ

Là tổng diện tích xây dựng và diện tích đất để từ đó quy ra diện tích sàn nhà. Phác họa này giúp ta biết được diện tích ngôi nhà là bao nhiêu, mật độ xây dựng như thế nào và có lấn chiếm hay vi phạm diện tích đất xung quanh hay không.

MẶT BẰNG SỢ BỘ

Là mặt bằng sợ bộ của toàn ngôi nhà từ tầng trệt lên đến mái. Thông thường, chúng sẽ bao gồm

  • Mặt cắt: Với các mặt cắt dọc và ngang cùng phần móng và phần hầm tự hoại của ngôi nhà.
  • Mặt đứng: Chính là mặt tiền ngôi nhà với hình dạng và kích thước cơ bản, kể cả phần mái. Ngoài ra, nó cũng sẽ cung cấp thông tin về chiều cao cả tầng trong căn nhà. Tất cả đều phải thể hiện chi tiết, cụ thể để người đọc dễ dàng hình dung sơ lược về tổng thể công trình khi hoàn thành. 
  • Khung tên: Thể hiện các phần quan trọng như:
    • Tên công ty xin phép: Nêu rõ tên công ty, mã số thuế, địa chỉ và số điện thoại liên hệ đại diện công ty.
    • Kiến trúc sư: Cần phải có đầy đủ họ tên, chữ ký người đảm nhiệm thiết kế cho công trình của bạn đúng theo quy định của Quận.
    • Phần chủ nhà: Ký và ghi rõ họ tên đúng theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đó của bạn.
    • Vị trí phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền: bạn nên chừa khoảng trống nhất định để có thể nhận được dấu mộc phê duyệt và chữ ký.
  • Bản đồ họa tọa độ vị trí: Thể hiện vị trí tọa độ khu đất và khu liền kề xung quanh. Phần này yêu cầu bạn phải cung cấp đúng theo thông tin tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA BẢN VẼ XIN PHÉP XÂY DỰNG NHÀ PHỐ VÀ BẢN VẼ THIẾT KẾ NHÀ

bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố

PHÂN BIỆT HAI KHÁI NIỆM TRÊN

Nếu bản vẽ xin phép xây dựng thể hiện mặt bằng vị trí công trình được thi công thì bản vẽ thiết kế nhà là bộ hồ sơ hoàn chỉnh diễn giải chi tiết về hình dáng, kích thước, kết cấu của ngôi nhà. Thông qua bản vẽ, nhà thầu sẽ biết được quy cách xây dựng, cách thức bố trí cũng như cấu tạo hoàn chỉnh của ngôi nhà. 

Đây được xem là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bản vẽ thiết kế chính là chìa khóa để chủ nhà dễ dàng giám sát tiến độ thi công cũng như tiết kiệm chi phí xây dựng trong khi bản vẽ xin phép lại có chức năng thông qua, giúp gia chủ nhận được quyền sửa chữa, xây mới ngôi nhà của mình.

MỐI LIÊN HỆ

Tuy khác nhau về tổng thể và chức năng, song chúng vẫn có những ràng buộc mật thiết với nhau. Bản vẽ thiết kế bắt buộc phải tuân theo bản vẽ xin phép. Bởi nếu xây nhà vượt mức cấp phép gia chủ sẽ bị phạt theo quy định cũng như cưỡng bức phá dỡ phần sai phạm đó. Trường hợp có bất kỳ chỉnh sửa nào, bạn nên xin lại giấy phép trước khi tiến hành thi công theo bản vẽ.

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ BẢN VẼ XIN PHÉP XÂY DỰNG NHA PHỐ

Bản vẽ xin phép xây dựng bắt buộc phải phù hợp với quy hoạch thì mới được phê duyệt và thi công. Bỏ túi ngay những lưu ý sau để hồ sơ của bạn được thông qua nhanh chóng hơn nhé:

  • Mật độ xây dựng: Đây là nội dung quan trọng cần thể hiện trong bản vẽ. Mật độ xây dựng phải phù hợp với những gì nhà nước ban hành thì mới được phê duyệt
  • Quy mô xây dựng: Tại đây sẽ cho bạn biết khu vực bạn sống được xây dựng tối đa bao nhiêu tầng trong khu đô thị.
  • Chiều cao tầng: Tùy vào lộ giới đường, chiều cao tầng sẽ được quyết định từ nền vỉa hè cho đến sàn lầu 1.
  • Khổ giấy của bản vẽ: Tuy không có quy định những bận cần đảm bảo nó thể hiện được toàn bộ cấu trúc của tổng thể công trình.

Khi bắt đầu xây dựng tổ ấm, việc thiết kế và những thủ tục liên quan là điều hết sức quan trọng khiến không ít các gia chủ bận tâm. Và khi thiết kế bản vẽ xin phép xây dựng nhà phố hãy lưu ý các quy định cụ thể để việc kiểm duyệt trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ phần nào giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc cho việc xây dựng ngôi nhà tương lai của bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *