Đối với những ngôi nhà ống nhỏ hẹp, diện tích sử dụng bị hạn chế thì các gia đình phải xem xét về việc bố trí mặt bằng công năng sao cho hợp lý tránh gây cảm giác bí bách và chật chội. Đặc biệt trong việc bố trí nhà vệ sinh, tuy đây chỉ là không gian phụ nhưng nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng vì có tần suất sử dụng liên tục. Vì thế hôm nay chúng mình viết bài này là muốn chia sẻ đến các bạn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống với cách khoa học nhất, đảm bảo về công năng sử dụng và tính thẩm mĩ cho ngôi nhà của bạn.
Đặc điểm chung nhà vệ sinh trong nhà ống là gì?
Đối với nhà ống có diện tích nhỏ hẹp thường gia chủ sẽ phải tận dụng những khoảng trống hoặc những không gian được tạo nên khi xây dựng để thiết kế thành nhà vệ sinh.
- Tính toán diện tích nhà vệ sinh hợp lý: Nhà vệ sinh trong nhà ống thường sẽ có diện tích từ 3m2 – 4m2, tùy thuộc vào diện tích mặt sàn và số lượng thành viên trong gia đình mà quyết định diện tích của nhà vệ sinh sao cho phù hợp.
- Cấu trúc nhà vệ sinh : Bao gồm ba khu vực là bồn cầu, bồn rửa (hay lavabo) và khu tắm đứng. Ngoài việc cần để ý đến sự thông thoáng khi thiết kế nhà vệ sinh thì một yếu tố khá quan trọng nữa là nhà vệ sinh cần phải phân biệt hai không gian là khô và ướt. Khu vực khô sẽ dùng để lắp đặt bồn cầu và lavabo, còn khu vực ướt dành để tắm. Ví dụ, phòng vệ sinh có bề rộng là 1,4 m và bề dài là 2,7 m, sẽ chia làm ba khu vực, mỗi khu là 0,9 m. Nếu có thể tách hai khu vực này sẽ giúp nhà vệ sinh sẽ sạch hơn. Tách khu vực tắm, có thể làm phòng tắm đứng, hoặc ngăn cách bằng màn, vách lửng kính, bồn tắm hoặc tạo nền cao hơn khác so với khu vực khô.
- Với phòng vệ sinh có diện tích trung bình hoặc lớn hơn tầm 4m2 thì ngoài những thiết bị chính chúng ta có thể lắp đặt thêm bồn tắm ngồi hoặc nằm. Không nên cố làm vách ngăn giữa các khu vực trong phòng vì có thể gây chật chội.
Hướng dẫn cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Ông bà ta thường dạy không được thiết kế nhà vệ sinh nằm trên lối vào nhà và khu vực bếp ăn. Còn lại, những chỗ khác đều có thể linh động để xây dựng không gian thư giãn này, sao cho nhà vệ sinh thoáng khí một cách tốt nhất và thuận lợi cho việc đi lại. Chẳng hạn, bạn có thể thiết kế hai hay ba phòng ngủ dùng chung một nhà vệ sinh đặt ở giữa làm tâm điểm, thích hợp để có thể dịch chuyển được cự ly gần nhất.
- Trong nhà phố, thông thường nhà vệ sinh sẽ được thiết kế kề bên giếng trời hoặc áp về phía tiếp giáp với hẻm hoặc khoảng không, nơi có thể dễ dàng đối lưu với môi trường tự nhiên. Bạn cũng có thể đưa khu vực vệ sinh ra phía trước nhà (ví dụ để phòng vệ sinh trong phòng ngủ ở trên các lầu. Ở đó sẽ có sự thoáng khí tốt nhất với không gian trống mặt tiền).
- Đôi khi bạn mua đất sẽ không được vuông vắn mà bị vát xéo hoặc thừa ra… đã có rất nhiều thiết kế đưa khu vực vệ sinh vào những vị trí đó. Cách bố trí thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống như vậy rất phù hợp vừa “nắn” lại thế đất cho vuông vắn, vừa có thể tách bạch gọn gàng. Tuy nhiên, ở đó nếu có mặt hướng về môi trường thông thoáng khí tự nhiên là thích hợp nhất.
- Nhà ống thường đi thằng lên tầng 2 hoặc tầng 3 với tỉ lệ chiều cao giống nhau, khi đó bạn có thể thiết kế khu vệ sinh đồng trục thẳng đứng để dễ dàng hơn trong việc “chạy” hộp kỹ thuật và hệ thống cấp thoát nước, cụ thể là các vị trí nhà vệ sinh của các tầng sẽ trùng nhau theo chiều thẳng đứng. Mặc dù đó là sự tiện dụng nhưng bạn cũng không nhất thiết phải dập theo khuôn như vậy. Khi thiết kế còn phải xem xét dựa vào công năng sử dụng của từng hộ gia đình và từng công trình cụ thể để bố trí cho không gian. Khi đó, bạn có thể thiết kế mỗi tầng có một hay nhiều phòng vệ sinh với những vị trí khác nhau, không đồng trục để tiện lợi trong việc sử dụng.
Kết luận
Trên đây là một vài lưu ý cũng như hướng dẫn về cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống với diện tích nhỏ sao cho hợp lý và thuận tiện nhất khi sử dụng. Nếu bạn đang có dự định xây nhà ống mà không biết phải thiết kế nhà vệ sinh như nào thì bài viết này đúng là dành cho bạn rồi đó.