Tử Cấm Thành xây dựng năm nào? Khám phá cung điện lớn nhất thế giới

Tử Cấm Thành là cung điện nguy nga, tráng lệ bậc nhất Trung Quốc và cũng là tòa thành trường tồn với thời gian lâu nhất trên thế giới. Ngày này, Tử Cấm Thành không còn là nơi cư ngụ của vua chúa nữa mà đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng tại đất nước Trung Hoa. Tử Cấm Thành xây dựng năm nào? có lẽ là câu hỏi nhiều người thắc mắc nhất bởi tòa cung điện này đã trải qua bao thăng trầm lịch sử nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp tráng lệ, lộng lẫy của nó. Hãy cùng bài viết này tìm hiểu xem Tử Cấm Thành xây dựng vào năm nào nhé.

Cung điện lâu đời nhất thế giới – Tử Cấm Thành xây dựng năm nào?

Tử Cấm Thành xây dựng năm nào?

Tử Cấm Thành (ngày nay còn được gọi là Cố Cung) là cung điện được trải qua 24 triều đại vua từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Cố Cung được khởi công xây dựng vào năm 1406 (năm thứ 4 đời vua Vĩnh Lạc của triều Minh). Sau 14 năm cùng 1 triệu nhân công, Tử Cẩm Thành đã được hoàn thiện (tức năm 1420) và trường tồn đến ngày nay.

Tử Cấm Thành tọa lạc ngay tại trung tâm thủ đô Bắc Kinh sầm uất, nằm cạnh quảng trường Thiên An Môn. Tử Cấm Thành là tổ hợp cung điện gồm 8707 phòng gian (theo truyền thuyết là 9999 phòng gian) với tổng diện tích là 720000m2.  Trải qua hơn 600 năm lịch sử, Tử Cấm Thành vẫn sừng sững, hiên ngang như vậy, trở thành niềm tự hào của người dân Trung Quốc nói riêng và cả thế giới nói chung.

Tử Cấm Thành được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1987, trở thành quần thể cung điện bằng gỗ lớn nhất thế giới. Đến nay, Tử Cấm Thành không còn là nơi cư ngụ của vua chúa, phi tần như thời xưa mà đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới thu hút khách du lịch bởi những công trình kiến trúc đồ sộ mang giá trị lịch sử cao và bảo tàng Cố Cung chứa đựng nhiều bảo vật quốc gia. 

Khám phá cung điện nguy nga Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành xây dựng năm nào?

Được biết đến là cung điện lớn nhất trên thế giới hiện nay, nhiều người vẫn luôn tò mò và mong muốn khám phá “mê cung” Tử Cấm Thành.

Bao quanh Tử Cấm Thành là những bức tường đỏ kiên cố cao gần 8 mét và độ dày khoảng 6 mét. Cố Cung gồm bốn cổng Đông, Tây, Nam và Bắc tương ứng với các tên gọi Ngọ, Thần Vũ Môn, Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn. Ngọ Môn là cửa chính diện đi vào của Tử Cấm Thành.

Tử Cấm Thành được chia thành hai khu Ngoại đình và Nội đình. Ngoại đình hay còn gọi là Tiền Triều bao gồm Thái Hòa Môn, Thái Hòa điện, Trung Hòa điện, Bảo Hòa điện nằm theo trục chính từ phía cửa Ngọ Môn. Sau khi đi qua cửa Ngọ Môn và Thái Hòa Môn, du khách sẽ thấy Thái Hòa điện – cung điện đồ sộ, nguy nga nhất Tử Cấm Thành. Hai bên trái phải gồm các đền miếu, các khu cung điện phục vụ cho vua chúa được thiết kế đối xứng, hài hòa.

Tử Cấm Thành xây dựng năm nào?

Phía sau Ngoại đình chính là khu Nội đình hay còn gọi là Hậu Cung, là nơi ở của Hoàng tộc và nơi bàn chính sự của nhà vua. Trung tâm Hậu Cung cũng là một trục thẳng gồm Càn Thanh Cung, Khôn Ninh Cung là tẩm cung của Hoàng Đế, Hoàng Hậu và điện Giao Thái là nơi cất giữ những tư liệu, đồ vật quan trọng của triều đình. Ba cung chính này được gọi là Hậu Tam Điện. Đối xứng hai bên Hậu Tam Điện là phía đông phía tây lục cung. 

Phía đông Hậu Cung gồm Cảnh Nhân Cung, Thừa Càn Cung, Chung Túy Cung, Diên Hi Cung, Vĩnh Hòa Cung, Cảnh Dương Cung. Phía tây Hậu Cung bao gồm Vĩnh Thọ Cung, Dực Khôn Cung, Trữ Tú Cung, Hàm Phúc Cung, Trường Xuân Cung, Thái Cực Điện. Đông Tây lục cung đều là nơi ở của các phi tần và các con của Hoàng Đế.

Dưỡng Tâm Điện nằm ở phía tây nam so với Cung Càn Thanh, là nơi được dùng làm thư phòng, phòng họp bàn việc triều chính của Hoàng Đế.

Từ Ninh Cung và Thọ Khang Cung nằm ở phía tây nam so với Dưỡng Tâm Điện là nơi các phi tần và Hoàng hậu của vua đời trước ở.

Ninh Thọ Cung (thời vua Càn Long) được xây dựng ở phía Đông Nam Hậu Cung. Đây là nơi ở của vua Càn Long khi thoái vị. 

Phía sau cùng của Tử Cấm Thành là Ngự Hoa Viên hay còn gọi là Vườn Thượng Uyển. Nơi đây được trồng nhiều loại cây quý hiếm, các cây cổ thụ lâu đời. Đặt chân vào Ngự Hoa Viên, các du khách sẽ cảm nhận được sự trong lành và thơ mộng của cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời. Đây cũng là nơi các vị Hoàng Đế thường đến đọc sách, ngắm trăng. 

Một vài điều thú vị về Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành xây dựng năm nào?

Mái nhà trong Tử Cấm Thành hầu như được sơn màu vàng bởi đó là màu sắc cao quý trong tâm trí của người dân Trung Hoa. Màu vàng được cho là màu sắc tôn vinh quyền lực của Hoàng Đế. Đồng thời, các mái nhà trong Tử Cấm Thành đều được tráng men lưu ly, giúp bảo vệ mái nhà khỏi các yếu tố bụi bẩn, phân chim,…

Lãnh Cung trong Tử Cấm Thành là nơi mà hầu như khách du lịch đều muốn tận mắt chiêm ngưỡng bởi trong các phim Cung đấu đều có sự xuất hiện của “Lãnh Cung”. Tuy nhiên Lãnh Cung không được xây dựng riêng ở Tử Cấm Thành như các cung điện khác, các bạn sẽ không tìm thấy một cung điện nào gắn bảng chữ “Lãnh Cung” cả. Lãnh Cung là những nơi mà các phi tần hoặc người phụ nữ của vua phạm tội sẽ bị đày vào Lãnh Cung. Các cung điện nằm xa điện chính hoặc bị bỏ hoang, không có ai ở hoặc hiếm người đi lại qua sẽ trở thành Lãnh Cung.

Tử Cấm Thành tuy rộng rãi, có tận gần 9000 gian phòng nhưng không có nhà vệ sinh dù chỉ một cái. Lý do là vì trước đây mọi người trong cung đều sử dụng chậu hoặc thùng vệ sinh được thiết kế có nắp, bên trong có tro, rơm rạ. Nơi đặt thùng vệ sinh được gọi là tịnh phòng được bố trí tại các ngóc ngách trong cung. Sau khi sử dụng xong đổ vào thùng và được các hoạn quan xử lý. Hiện nay, Tử Cấm Thành đã được xây thêm nhà vệ sinh để phục vụ cho khách du lịch. 

Công trình xây dựng Tử Cấm Thành có sự đóng góp của thái giám người Việt tên Nguyễn An. Với tài năng và trí tuệ của mình, Nguyễn An đã được phong làm tổng công trình sư và góp phần xây dựng lên tòa cung điện nguy nga, đồ sộ nhất Thế Giới này.

Tử Cấm Thành xây dựng năm nào?

Có thể nói, Tử Cấm Thành không chỉ là niềm tự hào của người dân Trung Quốc mà còn là công trình vĩ đại của nhân loại, là niềm tự hào của cả thế giới. Hy vọng bài viết này giúp bạn giải đáp thắc mắc: Tử Cấm Thành xây dựng năm nào? và cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn về Cố Cung ở Trung Quốc.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *