Tìm hiểu nội dung chính của mẫu thuyết minh thiết kế cơ sở

Khi bắt đầu tiến hành thi công bất kỳ một dự án xây dựng nào đó thì các kỹ sư xây dựng đều sẽ thực hiện một công đoạn được đánh giá là hết sức quan trọng, đó là việc thiết kế cơ sở chi tiết cho công trình. Có rất nhiều người thậm chí là cả những người đang hoạt động, làm việc ở trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng có thể cũng chưa nắm rõ hết được khái niệm này, đặc biệt là các vấn đề, nội dung liên quan đến mẫu thuyết minh thiết kế cơ sở. Nội dung dưới đây sẽ làm rõ những điều đó.

mẫu thuyết minh thiết kế cơ sở

Định nghĩa thiết kế cơ sở

Thiết kế cơ sở chính là mẫu bản vẽ thiết kế để mở đầu cho các công đoạn tiếp theo trong xây dựng, được thực hiện ở trong giai đoạn lập nên dự án đầu tư xây dựng. Đây cũng là thiết kế bắt buộc lập trong báo cáo nghiên cứu tính khả thi dựa trên cơ sở của phương án đã lựa chọn trước đó. Bản vẽ thiết kế phải thể hiện rõ các thông số kỹ thuật đảm bảo đúng theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm triển khai thực hiện các bước thiết kế tiếp theo trong các nội dung liên quan đến mẫu thuyết minh thiết kế cơ sở.

Thiết kế cơ sở là bước đầu giữ vai trò quan trọng, cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng của công trình xây dựng. Vì thế, thiết kế cơ sở cần đảm bảo sự phù hợp với công trình xây dựng, đảm bảo được sự đồng nhất giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng.

Thế nào là thẩm định thiết kế cơ sở? 

Sau khi hoàn thiện phần thiết kế cơ sở và trước khi đi vào mẫu thuyết minh thiết kế cơ sở thì cần phải được đưa ra hội đồng thẩm định để tiến hành đánh giá về chất lượng công trình xây dựng đó. Cụ thể:

  • Đối với dự án về đầu tư xây dựng các công trình cấp đặc biệt, cấp I  không bao gồm phần thiết kế công nghệ, tùy thuộc vào từng loại công trình xây dựng mà các cơ quan chủ trì sẽ là đơn vị có quyền để đánh giá, thẩm định thiết kế cơ sở.
  • Đối với các công trình giao thông trừ công trình mà do Bộ Xây dựng quản lý thì đơn vị chủ trì thẩm định sẽ là Bộ Giao thông vận tải 
  • Đối với loại công trình công nghiệp nhẹ, công trình dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình giao thông trong đô thị (ngoại trừ các cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị, công trình đường sắt đô thị) thì đơn vị chủ trì thẩm định sẽ là Bộ Xây dựng 
  • Đối với loại công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị chủ trì thẩm định đánh giá
  • Đối với các công trình khác như trạm biến áp, nhà máy điện, dầu khí, hầm mỏ, các công trình công nghiệp chuyên ngành…trừ công trình công nghiệp nhẹ thì đơn vị chủ trì là Bộ Công Thương 
  • Cuối cùng thì đối với các công trình thuộc về lĩnh vực an ninh, quốc phòng thì đơn vị chủ trì đánh giá sẽ là Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Ngoài ra, đối với các công trình, dự án từ cấp II trở xuống ở trên địa bàn tỉnh thì sẽ do các sở, chuyên ngành của tỉnh làm đơn vị chủ trì thẩm định để đánh giá thiết kế cơ sở trừ phần thiết kế công nghệ. Trong đó, các cơ quan có chuyên môn về xây dựng sẽ là đơn vị có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức  và thẩm định toàn bộ nội dung dự án, trừ các nội dung liên quan đến thẩm định đánh giá thiết kế cơ sở.

Tiến hành mẫu thuyết minh thiết kế cơ sở

mẫu thuyết minh thiết kế cơ sở
Thiết kế cơ sở là bước đầu tiên trong quy trình thiết kế

Sau khi hoàn thành xong bản thiết kế cơ sở thì việc cần phải làm tiếp theo là thuyết minh, thuyết trình trước các cơ quan thẩm định để thuyết phục họ công trình của mình là khả thi, có thể thực hiện được. Mẫu thuyết minh thiết kế cơ sở sẽ được trình bày riêng hoặc trình bày ở trên các bản vẽ để có thể diễn giải thiết kế với các nội dung chính, chủ yếu như sau:

Tóm tắt về nhiệm vụ thiết kế; giới thiệu và tóm tắt mối liên hệ của công trình với việc quy hoạch xây dựng ở khu vực, các số liệu chi tiết về điều kiện tự nhiên, về tải trọng, tác động của nó cũng như các danh mục, quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.

Phần thuyết minh công nghệ: giới thiệu, tóm tắt về phương án công nghệ, sơ đồ công nghệ; các danh mục về thiết bị công nghệ kèm theo thông số kỹ thuật, liên quan chủ yếu đến thiết kế xây dựng.

Thuyết minh xây dựng:

  • Khái quát tổng mặt bằng: giới thiệu và tóm tắt các đặc điểm của tổng mặt bằng, cao độ, toạ độ xây dựng; các hệ thống hạ tầng của kỹ thuật, các điểm đấu nối; diện tích xây dựng, diện tích sử dụng đất, mật độ xây dựng, diện tích cây xanh, hệ số sử dụng đất, cao độ san nền cùng các nội dung cần thiết khác.
  • Đối với các công trình xây dựng theo tuyến: giới thiệu đặc điểm  về tuyến công trình, phương án xử lý liên quan đến các chướng ngại vật chính ở trên tuyến; hành lang bảo vệ tuyến cùng các đặc điểm khác tại công trình nếu có
  • Đối với các công trình có yêu cầu về kiến trúc: giới thiệu đến mối liên hệ giữa công trình với quy hoạch xây dựng, các công trình lân cận; thuyết trình về ý tưởng của phương án thiết kế như kiến trúc, màu sắc, các giải pháp thiết kế sao cho phù hợp với điều kiện môi trường, khí hậu, văn hoá, xã hội ở tại khu vực xây dựng– Phần kỹ thuật trong mẫu thuyết minh thiết kế cơ sở thì trình bày đến các đặc điểm địa chất của công trình, phương án về gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, hạ tầng kỹ thuật và hệ thống kỹ thuật của công trình, đào đắp đất, san nền cùng danh mục phần mềm sử dụng ở trong thiết kế.
  • Giới thiệu tóm tắt chung về phương án phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường;
  • Dự tính đến khối lượng công tác xây dựng, các thiết bị để lập được tổng mức đầu tư,  thời gian xây dựng hoàn thiện công trình.

Mẫu thuyết minh thiết kế cơ sở có được trình bày thuận lợi hay không còn phụ thuộc vào kỹ năng, chuyên môn của người thuyết trình. Số lượng thuyết minh và bản vẽ của bộ thiết kế cơ sở cần được lập tối thiểu là 09 bộ để đảm bảo cho các bên liên quan sử dụng, đánh giá. Mong rằng những nội dung cụ thể mà bài viết chia sẻ sẽ giúp mọi người có được cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về quy trình tiến hành xây dựng. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *