Bạn đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bạn đang quan tâm đến những khái niệm cũng như thuật ngữ về ngành xây dựng. Điều này không chỉ giúp mở mang thêm hiểu biết cho bạn mà còn giúp bạn tích lũy được thật nhiều kiến thức và kinh nghiệm phục vụ cho con đường tương lai phía trước. Vì thế trong bài viết hôm nay sẽ giúp bạn định nghĩa được công trình cấp 1 là gì? và biết thêm nhiều thông tin hơn về công trình cấp 1.
Công trình cấp 1 là gì? Những thông tin bổ ích về công trình cấp 1
Để hiểu rõ và đúng đắn về công trình cấp 1 là gì?Chúng ta sẽ phải tìm hiểu bắt đầu từ khái niệm định nghĩa về cấp công trình là gì?Theo điều 2 trong Thông tư 03/2016/TT-BXD, phân cấp công trình được hiểu là một cách thức để phân nhóm công trình theo 2 mặt và khía cạnh khác nhau, cụ thể như sau:
- Theo quy mô của công suất và tầm quan trọng, cần thiết: được áp dụng cho nhóm công trình thuộc Phụ lục 01 trong Thông tư.
- Quy định theo loại và quy mô của kết cấu: thường được áp dụng cho nhóm công trình thuộc Phụ lục 02 trong Thông tư.
Với mỗi loại công trình khác nhau, ví dụ như công trình dân dụng, giao thông, hay cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp…, chúng ta sẽ có các số liệu cũng như thông số, tiêu chuẩn cụ thể và có sự khác biệt để phân cấp. Tuy nhiên, về mặt cơ bản thì tất cả sẽ đều được chia thành 5 cấp riêng biệt: cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 và cấp đặc biệt. Vậy mỗi một cấp công trình khác nhau sẽ có điều gì khác nhau?
- Công trình dân dụng thuộc cấp đặc biệt: Là nhà ở có tổng diện tích sàn lớn hoặc bằng khoảng 15.000m2 ( ≥15.000m2) và có chiều cao trên hoặc bằng 30 tầng (≥30 tầng).
- Công trình cấp 1: Là nhà ở có tổng diện tích sàn giao động từ 10.000m2 đến dưới 15.000m2 và có chiều cao nằm khoảng từ 20 – 29 tầng.
- Công trình dân dụng thuộc cấp 2: Là nhà ở có tổng diện tích sàn giao động từ 5.000m2 đến dưới 10.000m2 và có chiều cao nằm khoảng từ 9 – 19 tầng.
- Công trình dân dụng thuộc cấp 3: Là nhà ở có tổng diện tích sàn giao động từ 1.000m2 đến dưới 5.000m2 và có chiều cao nằm khoảng từ 4 – 8 tầng.
- Công trình dân dụng thuộc cấp 4: Là nhà ở có tổng diện tích sàn giao động dưới 1.000m2 và có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 3 tầng hoặc dưới 3 tầng.
Trong đó, công trình dân dụng cấp 1 là cấp có tiệm cận với mức độ cao nhất về quy mô cũng như công suất, kết cấu và tầm quan trọng của nó. Nói cách khác, khi có xảy ra sự cố, hoặc bất trắc chúng có thể dẫn đến những tác hại vô cùng khủng khiếp, thiệt hại đến tài sản, thậm chí là tính mạng của cả một cộng đồng, tập thể người trên một lãnh thổ và phạm vi lãnh thổ cụ thể, nhất định, có thể gây ảnh hưởng đến kinh tế và sự phát triển của xã hội.Chẳng hạn như công trình dân dựng thuộc cấp 1 sẽ là những tòa nhà cao tầng từ 21 đến 50 tầng, có chiều cao giao động từ 75 đến 200m, với tổng số diện tích sàn khoảng 20.000m2.
Tiêu chuẩn và điều kiện để nhà thầu được thực hiện chỉ huy công trình cấp 1
Điều kiện và năng lực của nhà thầu thực hiện công trình cấp 1
Theo Điều 57 được quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP, các nhà thầu nếu có nhu cầu và mong muốn tham gia vào lĩnh vực xây dựng phải đảm bảo và đáp ứng được các điều kiện năng lực cụ thể và cơ bản như sau
- Có giấy đăng ký để thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc có các quyết định thành lập do cơ quan Nhà nước và các tổ chức có thẩm quyền quy định theo cơ chế của pháp luật;
- Nội dung của các đề nghị cấp chứng chỉ năng lực để hoạt động được trong lĩnh vực xây dựng phải phù hợp với những nội dung trên giấy đăng ký thực hiện hoạt động kinh doanh hay có thể theo các quyết định thành lập;
- Các cá nhân giữ chức danh quyết định và chủ chốt buộc phải có những giao kết trong hợp đồng lao động đối với đơn vị đăng ký đã cấp những chứng chỉ theo năng lực hoạt động trong lĩnh vực xây dựng;
- Với những dự án đặc biệt và có tính đặc thù như nhà máy có chứa các hóa chất độc hại, nhà máy chuyên sản xuất các vật liệu nổ, nhà máy hoạt động về lĩnh vực điện hạt nhân… các cá nhân quyết định và chủ chốt phải có chứng chỉ hành nghề đúng đắn và phù hợp, đồng thời phải được có những kỹ năng cần thiết cũng như được đào tạo chuyên môn, bài bản về lĩnh vực công trình mình đang theo.
Chú ý: Chứng chỉ của năng lực hoạt động trong lĩnh vực xây dựng sẽ có hiệu lực và tác dụng không quá 5 năm. Trong vòng 20 ngày bắt đầu từ ngày chứng chỉ hết hiệu lực, nhà thầu bắt buộc phải làm thủ tục để xin cấp lại chứng chỉ.
Hy vọng với những chia sẻ về công trình cấp 1 là gì? sẽ giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết và bổ trợ cho bạn trong hoạt động lĩnh vực xây dựng để có những kinh nghiệm, tránh xảy ra những sai lầm đáng tiếc, không nên có trong quá trình làm việc.