Bằng kỹ sư xây dựng và cẩm nang những điều cần biết

Như các bạn cũng biết, kiến trúc sư là người tạo ra bản vẽ thi công xây dựng công trình còn kỹ sư là người thực thi bản vẽ đó. Chính vì vậy, cùng với sự bùng nổ của ngành kinh tế, ngành xây dựng cũng đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Do đó, hiện nay rất cần nhiều sinh viên có bằng kỹ sư xây dựng để đáp ứng tình hình thực tại. Tuy nhiên, một số bạn muốn theo ngành này nhưng vẫn còn băn khoăn về tính chất và nội dung công việc ra sao. Chúng tôi xin đưa ra các kiến thức cơ bản cho các bạn tìm hiểu.

Bằng kỹ sư xây dựng là gì?

Bằng kỹ sư xây dựng là loại giấy chứng nhận cá nhân đã tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành xây dựng. Họ được cấp bằng kỹ sư xây dựng. Những người sở hữu bằng này sẽ có khả năng tư vấn, thiết kế, tính toán kết cấu, thi công các công trình. Đặc biệt, họ cũng có khả năng quản lý các công trình tùy theo năng lực.

Phân loại bằng kỹ sư xây dựng theo ngành học

Tùy từng trường đào tạo mà phân chia thành các phân loại bằng khác nhau. Mỗi loại bằng cần được đào tạo với các môn chuyên sâu và mục đích riêng. 

Bằng kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp

Đối với bằng kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp được đào tạo chuyên sâu về thiết kế, giám sát và quản lý các công trình. Nó nhằm phục vụ đời sống cho mọi người dân cũng như xây dựng dân dụng và công nghiệp như nhà, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, …

Để nhận được tấm bằng này, sinh viên cần phải vượt qua các môn học vật lý, hóa, toán học. Đồng thời học các môn chuyên sâu như ứng dụng và kết cấu công trình, sức bền vật liệu. Ngoài ra, các bạn cần môn vẽ kỹ thuật để thiết kế, kỹ năng quản lý và giám sát thi công. Nhờ đó việc quản lý chính xác hơn.

Bằng kỹ sư xây dựng cầu đường

Bằng kỹ sư xây dựng và cẩm nang những điều cần biết
Kỹ sư xây dựng đang họp bàn công việc trước khi thi công

Nói đến ngành này thì mọi người đều biết là ngành hot nhất hiện nay. Bởi ngành này đã và đang đóng vai trò chủ chốt cho nền kinh tế phát triển vượt bậc. Đào tạo chương trình để nhận bằng kỹ sư xây dựng cần các chuyên ngành như thiết kế, thi công, giám sát và quản lý các công trình cầu đường phục vụ cho đời sống xã hội.

Để nhận được bằng này, các sinh viên được đào tạo chuyên sâu các môn học như vẽ kỹ thuật, kết cấu thép,… Ngoài ra, cần bổ trợ các kỹ năng mềm như thuyết trình, trình bày các dự án lớn nhỏ, làm việc nhóm,…

Ngoài ra,có các chương trình bổ trợ như Autocad và civil 3D. Nhờ đó mà sau khi nhận được bằng, các em sẽ tự tin hơn. Đồng thời, công việc cũng trở nên dễ dàng hơn.

Bằng kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi

Khi muốn học chương trình để nhận bằng kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi kỹ thuật này, các học sinh cần tìm hiểu để học các chương trình chuyên sâu. Các môn học đó như thiết kế, thi công và giám sát quản lý các công trình thủy lợi. Đặc biệt là các công trình phòng chống thiên tai, lũ lụt, thủy điện, năng lượng, cảng và đường thủy, …Chính vì thế ngành học này đang chiếm ưu thế rất cao. Những sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ nhận được mời chào của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Bằng kỹ sư xây dựng công trình biển

Bằng kỹ sư xây dựng và cẩm nang những điều cần biết
Kỹ sư đang chỉ đạo thi công công trình trọng điểm

Để nhận được bằng kỹ sư xây dựng công trình biển, các sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng cơ bản như toán và khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, các môn học kỹ thuật chuyên sâu cũng được chú trọng và ngày càng nâng cao như kỹ thuật của công trình nổi, lắp đặt các công trình nổi, vẽ tàu thuyền, … quản lý dự án đóng tàu. Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp các sinh viên sẽ được áp dụng vào thực tế sau khi đã học các kiến thức đó

Ngoài ra, các kỹ năng đóng tàu cũng như xây dựng công trình biển khác cũng được áp dụng. Bên cạnh đó, các môn học bổ trợ như kiểm tra, thẩm định, giám sát và quản lý các công trình này cũng được áp dụng.

Đối với kỹ sư ngành này cần làm việc tại các công trình cảng, biển và hải đảo để tiến hành xây dựng cũng như sửa chữa các công trình. Ngoài ra, cũng có thể làm việc tại văn phòng với việc tính toán các vật liệu thi công. Hoặc quản lý giám sát cũng như báo cáo các tiến độ.

Bằng kỹ sư xây dựng đô thị

Ngành này đảm bảo các sinh viên có thể lên kế hoạch thực hiện các dự án đô thị. Nhờ đó đảm bảo tính linh hoạt trong đô thị. Hoặc cung cấp đủ các yếu tố cần thiết như điện, nước, cấp thoát nước, …

Ngoài ra, các sinh viên còn được đào tạo thiết kế, quản lý và giám sát dự án. Nhờ đó mà đáp ứng các nhu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng sau này. Đặc biệt, các môn thuyết trình, luyện giao tiếp và các môn kỹ năng cũng được duy trì để sau khi ra trường các em có đủ tự tin để làm việc. 

Bằng kỹ sư tin học xây dựng

Bằng kỹ sư xây dựng và cẩm nang những điều cần biết
Bằng kỹ sư xây dựng có vai trò quan trọng hiện nay

Với văn bằng này, các sinh viên được tiếp cận các phần mềm tin học tiên tiến nhất mà ngành xây dựng khác không có được. Đồng thời được tiếp cận và học tập lập trình để đáp ứng các nhu cầu thiết kế hoặc thi công các công trình xây dựng.

Ngoài ra, các môn học như thiết kế, giám sát và quản lý các công trình xây dựng cũng được đảm bảo cho công việc sau này.

Bằng kỹ sư vật liệu xây dựng

Khi nhắc đến ngành kỹ sư vật liệu xây dựng, chúng ta hiểu được phần nào công việc cả cá nhân tốt nghiệp ngành này. Qua đó, các môn học như thiết kế công nghệ và quản lý các vật liệu xây dựng như sắt, thép, bê tông được chú trọng. Ngoài ra, các bạn còn được tư vấn, giám sát chất lượng của vật liệu xây dựng trước khi thi công. Chính vì vậy, các bạn hoàn toàn yên tâm về công việc lương cao sau khi ra nghề này.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cẩm nang bằng kỹ sư xây dựng. Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn có thể tham khảo và lựa chọn ngành nghề phù hợp cho mình và người thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *